12 Tháng mười hai, 2023

Thư mời tham dự Văn hóa ẩm thực dân tộc Mường tại Tp. HCM

Chương trình được sự kết hợp giữa đài truyền hình HTV phối hợp với đồng bào dân tộc Mường tại khu phố 5, phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức và đồng bào dân tộc Mường đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh khu vực phía Nam.

Chương trình gồm 3 phần :

Phần 1: Tham quan và trưng bày các hiện vật của đồng bào dân tộc Mường tại khu phố 5, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức.

Phần 2: Hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao của đồng bào dân tộc Mường :
- Múa pồn pông ( chơi bông chơi hoa)
- Nhảy Xạp
- Tiết mục đơn ca bài hát tiếng Mường : "Người Mường ơn Đảng"

Phần 3: Không gian ẩm thực của đồng bào dân tộc Mường:

1. Mâm Cúng Vía Lành (Tượng trưng)
2. Cơm Lam Ống Nứa.
3. Nếp Đồ Hông Xôi.
4. Gà Mò Măng Chua.
5. Cá Chép Vờn Rau Sắn.
6. Đu Đủ Rộ Hoa Tươi(Nộm măng nứa)
7. Chả Chìa Nướng Óc Khẻn
8. Thịt Chua Gác Bếp
9. Chằm Mằm Xốt Lá Chanh....
Và rất nhiều món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường.

Địa điểm tổ chức: Số 41, đường 17, khu phố 5, phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian tổ chức: 8:00 ngày 6 tháng 8 năm 2023.

Ban tổ chức rất mong nhận được nhiều sự ủng hộ, đăng ký tham gia của tất cả mọi người để : "Quảng bá , giới thiệu nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa đến với thành phố Hồ Chí Minh".

Để đăng ký tham gia vui lòng liên hệ :

  • Trưởng BTC : Bà Phạm Thị Nhàn (0966071507)
  • Phó BTC : Admin Tìmlạidấuyêu XG
  • Phó BTC : Bà Phạm Thị Ngọc (0922090799)

Ban tổ chức rất mong nhận được sự đăng ký, ủng hộ, tham gia của bà con đồng hương Thanh Hóa ở phía Nam để góp phần tôn vinh và quảng bá ẩm thực xứ Thanh đến với bạn bè tỉnh bạn.


Nhảy sạp hay còn gọi là múa sạp là điệu múa dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc Mường trong những dịp vui hay trong lễ hội Xuân mang đến cho mọi người âm hưởng vui nhộn. Nó vừa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Mường mà còn chứa đựng bên trong đó là tình cảm cốt cách tâm hồn của con người dân tộc miền núi. Để có thể chuẩn bị cho các bước nhảy sạp hay nhất đẹp nhất trước tiên cần chuẩn bị các dụng cụ đạo cụ cần thiết bao gồm: 2 cây tre to dài thẳng và nhiều sạp con bằng tre hoặc nứa có chiều dài 3 đến 4 m kích thước đường kính từ 3 đến 4 cm . Người tham gia nhảy sạp thường là trai gái trong bảng được chia làm hai tốp một tốp đảm nhận nhiệm vụ đập sạp tốt còn lại nhảy sạp. Với người đập sạp phải rất đều tay hai tay cầm hai đầu sạp cứ ba lần gõ sạp con lên sạp cái thì một lần gõ hai sạp con vào nhau. Còn người nhảy sạp thì khéo léo khi bước vào sau đó phải phối hợp động tác chân tay sự uốn lượn của thân hình thật khác nhau. Nhạc nhảy sạp rộn ràng trong tiếng nứa tiếng thanh tre gõ dồn dập hòa chung với tiếng khèn tiếng trống và tiếng cười vui đùa của người xem. Tất cả như một bức tranh sống động Cầu mong mọi sự an lành ấm no hạnh phúc đến với tất cả mọi người và đây còn là dịp để dân làng Hội tụ vui chơi các chàng trai cô gái tìm hiểu nhau giao duyên mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Mường.

"Pồn pông" là lễ hội có từ rất xa xưa Có người cho rằng nó bắt nguồn từ sử thi " Đẻ đất Đẻ Nước" trong tiếng Mường "Pôồn" có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa. " Pôông " có nghĩa là bông bông hoa. " Pồn Pôông " có nghĩa là nhảy múa bên hoa. Chủ của lễ hội là ậu máy còn gọi là bà máy. Tụ máy là người có uy tín trong làng được truyền nghề từ một ẩu máy đi trước biết cúng bái bốc thuốc chữa bệnh và múa đẹp hát hay. Ngoài ợ máy còn có những người cùng diễn trò múa hát xung quanh cây Bông. Vật trung tâm trong lễ hội là cây bông cây Bông là biểu tượng của vũ trụ bao la hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người. Dựng cây bông đồng nghĩa với việc trả ơn cho thần Linh và mời thần linh về chung vui cùng người Trần Gian. Cây bông được đẽo bằng thân cây tre trên cây được treo 5 hoặc 7 tầng những chùm hoa được làm từ gỗ của cây chặng bạng nhuộm màu đỏ tím vàng cùng các mô hình muông thú công cụ sản xuất. Để làm được cây bông cần có những người thật sự khéo tay của bạn Mường làm mất nhiều thời gian và đòi hỏi phải công phu. Lễ hội phồn phom gồm có hai phần phần lễ và phần hội. trong đó cậu máy có vai trò như một thầy cúng là người dùng văn vần kể lại giai thoại sinh ra trời đất thông báo với thần linh năm nay mùa màng bội thu dân làng mở hội để tỏ lòng biết ơn trời đất đã mưa thuận gió hòa cho người người hạnh phúc và mời thần tổ vua cha về vui chơi. Sau phần lễ là phần hội tất cả các trò diễn đều xoay quanh cây bông mô phỏng lại phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mường phản ánh đời sống tâm linh văn hóa của đồng bào dân tộc Mường. Họ múa mô phỏng lại các động tác trong quá trình lao động sản xuất vui chơi hàng ngày như chia đất chia nước dựng nhà đuổi thú dữ trồng trọt làm cơm mời Mường sau đó mọi người tiếp tục nhảy múa quanh cây bông họ cất lên những khúc giao duyên lời ca hẹn ước trong Tiếng cồng chiêng nhộn nhàn vang lên rộn rã khắp bản làng. Tiếng trống tiếng chiêng của lễ hội vang lên gọi mời du khách gần xa gọi người làng trên bản dưới về vui ngày hội gọi trai tài gái sắc đạm nên đôi gọi người con đất Mường xa xứ một lòng nhớ về cội nguồn. Chính vì những dấu ấn rất riêng đó trò diễn tồn pôm đã được bộ văn hóa thể dục và du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2017. Bên cạnh nét đẹp tâm linh lễ hội cũng là dịp để người con bản Mường cùng nhau quây quần ngồi lại bên nhau ôn lại lịch sử hào hùng của đồng bào dân tộc Mường cùng tâm sự sẻ chia buồn vui đã qua mách cho nhau mẹo làm ăn khấm khá hơn cày sâu cuốc bẩm.

Nguồn: BCH Hội đồng hương huyện Ngọc Lặc tại Tp. HCM

Từ khoá: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kênh thông tin chính thức của Ban phụ nữ trực thuộc Đồng hương Thanh Hóa tại Tp. HCM.

Liên hệ
magnifiercross linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram